image banner
Thống kê truy cập
  • Đang online: 1
  • Hôm nay: 1
  • Trong tuần: 1
  • Tất cả: 1
  • Thành phố Ninh Bình xây dựng Kế hoạch thực hiện Chương trình mỗi xã một sản phẩm (OCOP) năm 2024.

    Để tiếp tục thực hiện có hiệu quả Chương trình Mỗi xã một sản phẩm (OCOP) gắn với xây dựng Nông thôn mới bền vững; tập trung phát triển các sản phẩm đặc sản, lợi thế, sản phẩm làng nghề truyền thống… UBND thành phố Ninh Bình xây dựng Kế hoạch số 92 ngày 14/4/2024 về việc thực hiện Chương trình mỗi xã một sản phẩm (OCOP) trên địa bàn thành phố.

  • Năm 2023: thành phố có 7 sản phẩm của 5 chủ thể được đánh giá phân hạng sản phẩm OCOP .

    Thực hiện Chương trình “ Mỗi xã 1 sản phẩm”, trong thời gian qua UBND thành phố đã chỉ đạo các phòng, ban, ngành, đoàn thể phối hợp chặt chẽ với UBND 14 phường, xã tham mưu, xây dựng kế hoạch; Triển khai phân loại, đánh giá sản phẩm theo các tiêu chí “ Sản phẩm OCOP”; đồng thời tổ chức Hội nghị đánh giá, phân hạng sản phẩm với sự tham gia của các cán bộ lãnh đạo, chuyên môn thuộc một số Sở, ngành có liên quan.

  • Hội nghị đánh giá, xếp hạng sản phẩm OCOP năm 2023

    Hội đồng đánh giá, xếp hạng sản phẩm OCOP thành phố tổ chức hội nghị đánh giá, xếp hạng sản phẩm OCOP năm 2023 Tham dự có đồng chí Hoàng Hoa Thắng- UVBTV thành ủy, Phó Chủ tịch thường trực UBND, Chủ tịch Hội đồng đánh giá, xếp hạng sản phẩm OCOP thành phố ; đại diện tổ công tác thực hiện chương trình mỗi xã một sản phẩm OCOP tỉnh; thành viên Hội đồng đánh giá, xếp hạng sản phẩm OCOP thành phố; lãnh đạo các phường xã và các chủ thể có sản phẩm tham gia đánh giá.

  • Năm 2022, thành phố có 08 sản phẩm OCOP.

    Năm 2022, các cấp Hội nông dân thành phố tiếp tục tuyên truyền, triển khai thực hiện Đề án “Nông dân Ninh Bình nói không với thực phẩm bẩn” và Đề án “Phát triển điểm sản xuất, chế biến, kinh doanh nông sản an toàn giai đoạn 2021 – 2025” do Hội nông dân tỉnh triển khai phát động. 

  • Thành phố xây dựng kế hoạch tập trung phát triển kinh tế nông nghiệp giai đoạn 2022- 2025.

    Để phát triển kinh tế nông nghiệp trên địa bàn phù hợp với chủ trương cơ cấu lại ngành nông nghiệp của tỉnh và cả nước, thành phố Ninh Bình đã xây dựng kế hoạch phát triển kinh tế nông nghiệp giai đoạn 2022- 2025, với mục tiêu: xây dựng nông nghiệp sản xuất hàng hóa dựa trên tiềm năng, lợi thế của địa phương theo hướng hiệu quả, bền vững, có sức cạnh tranh cao; phát triển nông thôn toàn diện, hiện đại gắn với quá trình đô thị hóa đảm bảo phù hợp với quy hoạch. Trong đó, đến năm 2023 ( có 4 thôn thuộc 3 xã Ninh Tiến, Ninh Nhất, Ninh Phúc đạt thôn nông thôn mới kiểu mẫu), 3 xã Ninh Nhất, Ninh Tiến, Ninh Phúc nâng cao chất lượng các tiêu chí theo Bộ tiêu chí Nông thôn mới giai đoạn 2021- 2025 ( xã Ninh Tiến đạt chuẩn Nông thôn mới nâng cao), phấn đấu có ít nhất từ 1 đến 2 mô hình nông nghiệp gắn với du lịch, hỗ trợ ít nhất 1 mô hình trở lên trong sản xuất sản phẩm phục vụ khách du lịch và tham gia hội nhập thương mại du lịch, thực hiện hiệu quả chương trình mỗi xã, phường 1 sản phẩm OCOP, phấn đấu đến năm 2025 có 8 sản phẩm được công nhận sản phẩm OCOP từ 3 sao trở lên.

  • CƠM CHÁY CỐ ĐÔ

    Cơm cháy một món ăn đặc trưng, gắn liền với đặc sản thịt dê núi nổi tiếng, mang đậm nét ẩm thực đặc trưng riêng của quê hương Ninh Bình. Sản phẩm được chế biến từ gạo Nếp hương. Để đáp ứng nhu cầu thưởng thức ẩm thực của Khách hàng, sản phẩm  Cơm cháy Cố Đô của Công ty cổ phần sinh hóa Ninh Bình ( địa chỉ sản xuất, chế biến: HTX nông nghiệp Cam Giá, phường Ninh Khánh, Thành phố Ninh Bình) được đảm bảo an toàn thực phẩm, không mầu thực phẩm, không chất bảo quản. Đây là một trong những sản phẩm đã được người Ninh Bình rất tin dùng, cũng là món quà đậm chất quê hương mỗi khi du khách đến với vùng đất Cố Đô Hoa Lư lịch sử.

  • HOA CÚC VÀNG CỦA HTX HOA NINH PHÚC.

    HTX Hoa Ninh Phúc có tổng diện tích trên 14 ha với hơn 200 hộ tham gia tập trung ở các thôn Đoài Hạ, Đoài Thượng, Đông thượng, Vĩnh Tiến, xã Ninh Phúc. Tham gia chương trình “Mỗi xã một sản phẩm” (OCOP), HTX đã tích cực tuyên truyền nhằm nâng cao nhận thức cho các hộ nông dân về mục đích, ý nghĩa, chương trình OCOP; vận động xã viên tham gia sản xuất sản phẩm hoa cúc vàng để xây dựng thương hiệu.

  • TRÀ HOA CÚC CHI

    HTX RiTi là một tổ hợp tác trồng cây dược liệu, canh tác theo tiêu chuẩn hữu cơ. HTX có 39 thành viên với hai trang trại hoa tại thành phố Ninh Bình và huyện Nho Quan chuyên trồng hoa cúc chi. Sản phẩm trà hoa cúc được tạo nên từ hoa cúc chi ( không sử dụng các chất phụ trợ hóa học, hoàn toàn thân thiện với nguồn nước và đất. Bao bì tối giản, thuần Việt với các chất liệu thân thiện môi trường như túi giấy, hộp thủy tinh). RiTi khuyến khích khách hành sử dụng hộp trà thủy tinh kích thước lớn để tiết kiệm, dễ tái chế và giảm rác thải bao bì.

  • THỊT CHƯNG MẮM TÉP THANH NGUYỄN

    Mắm tép từ rất lâu đã là sản vật tiến vua, niềm tự hào của người dân đất Cố Đô -Ninh Bình. Theo thời gian nghề làm mắm tép cũng dần mai một đi rất nhiều vì mắm tép nguyên liệu khó bảo quản không phù hợp để mang đi xa, đó cũng là trăn trở của những người dân ở một miền quê có truyền thống làm mắm tép lâu đời là huyện Gia viễn tỉnh Ninh Bình  ..Để phát triển mắm tép đặc sản quê hương mình  thành một sản phẩm có thể dễ dàng mang đi khắp nơi trên mọi miền tổ quốc ( có thể xách lên máy bay mang ra cả nước ngoài…Chị Nguyễn Thị Lệ Thanh đã nỗ lực học hỏi, tìm tòi, và cho ra sản phẩm “Thịt chưng mắm tép Thanh Nguyễn” - được công nhận là sản phẩm công nghiệp nông thôn tiêu biểu khu vục phía Bắc năm 2022 và đạt chứng nhận sản phẩm OCOP 4 sao cấp tỉnh năm 2021, góp phần hoàn thành một trong các tiêu chí xây dựng nông thôn mới tại xã Ninh Nhất – Thành phố Ninh Bình .

  • TINH BỘT SẮN DÂY THANH TÙNG NB.

    Theo báo “sức khỏe và đời sống”, sắn dây trong đông y là loại dược liệu được sử dụng khá nhiều bởi tác dụng thanh nhiệt, giải độc, giải khát, thư cân, làm đẹp….. Tinh bột sắn dây là sản phẩm được chế biến từ củ sắn dây ( không pha trộn với các thành phần khác).

BẢN ĐỒ TP NINH BÌNH





Không tìm thấy Video trong hệ thống dữ liệu