Núi Non Nước Di tích cấp quốc gia đặc biệt - Ngọn núi mang trên mình nhiều bài thơ cổ tại Thành phố Ninh Bình
Núi Non Nước là một ngọn
núi đẹp ở Thành phố Ninh Bình đã tồn tại từ bao đời nay và chứng kiến sự đổi
thay của lịch sử. Nơi đây không chỉ nổi tiếng là “cảnh tiên nơi cõi tục”, mà
còn được mệnh danh là “Núi thơ”; “Bảo tàng thơ”, trở thành điểm du lịch lý thú.
1. Tổng quan sơ lược về Núi Non Nước
Vị trí: phường Thanh Bình, thành
phố Ninh Bình, Tỉnh Ninh Bình, Việt Nam.
Ninh
Bình vốn nổi tiếng là cảnh sắc non nước tuyệt đẹp, hài hòa, với nhiều danh
thắng khiến không ít du khách phải trầm trồ và ngỡ ngàng bởi vẻ đẹp cả về cảnh
quan lẫn ý nghĩa lịch sử, nào là cố đô Hoa Lư, chùa Bái Đính, Khu du lịch sinh thái Thung Nham…
Trong đó, Núi Non Nước là điểm đến mà bạn không thể bỏ lỡ trong chuyến du ngoạn
đến Ninh Bình của mình.
Núi Non
Nước nằm ở phía Đông Bắc thành phố Ninh Bình, ở giữa cầu Non Nước, cầu Ninh
Bình, ngay ở trên ngã ba sông Đáy và sông Vân. Tọa độ này không chỉ có giá trị
lịch sử, mà còn ví như một “bảo tàng thơ” khi có hơn 100 bài thơ, văn, phú được
khắc trên vách.
Núi Non Nước trong sương
Đỉnh núi Non Nước
Nghênh phong các
72 Bậc đá đi lên Núi Non
Nước
Chào mừng du khách đến
với Núi Non Nước có độ cao trên 100m
Vào năm
1962, Núi Non Nước được xếp hạng Di thắng cấp quốc gia, ngày 31/12/2019 Thủ
tước chính phủ đã có Quyết định số 1954/QĐ-TTg công nhận là Di tích cấp quốc
gia đặc biệt, dần dần trở thành điểm thu hút nhiều khách du lịch trong nước và
quốc tế đến tham quan.
2. Thời điểm lý tưởng tham
quan Núi Non Nước
Du
khách tham quan có thể ghé đến Núi Non Nước vào bất kỳ thời gian nào trong năm.
Tuy nhiên, bạn nên tham quan du lịch này vào những ngày cuối năm, hoặc dịp tết.
Bởi lúc này thời tiết se se lạnh, bạn sẽ như tránh xa sự tất bật công việc ở
phố thị, mà được hít hà bầu không khí trong lành và chiêm ngưỡng vẻ đẹp cổ
kính, trầm mặc của Núi Non Nước.
3. Hướng dẫn cách di chuyển
đến Núi Non Nước
Núi Non
nước tọa lạc ngay trong thành phố Ninh Bình, nên du khách có thể dễ dàng di
chuyển và tìm tới đây. Hơn nữa, từ thủ đô Hà Nội đến thành phố Ninh Bình chỉ
khoảng 100km, nên bạn có thể tới Núi Non Nước tham quan và quay về trong ngày,
chỉ mất tầm 1h 30 phút đồng hồ với xe ô tô, 2 tiếng cho xe máy. Còn nếu du
khách đi bằng xe khách, có thể đón tuyến Hà Nội - Ninh Bình tại bến Giáp Bát;
hoặc xe chất lượng cao.
4. Có gì thú vị ở Núi Non Nước hấp dẫn du khách ghé thăm?
4.1 Những cái tên ấn
tượng của Núi Non Nước
Có lẽ
nhờ vào sức hút khó cưỡng của cảnh quan thơ mộng, đẹp tựa chốn bồng lai của Núi
Non Nước, mà nơi đây sở hữu nhiều cái tên khác nhau. Thời vua Đinh Tiên Hoàng,
vào thế kỷ thứ X, triều đình nhà Đinh lấy núi làm bức bình phong trấn ngự kinh
đô Hoa Lư và đặt tên là “Ngự trấn phòng sơn”. Sau đó, đến thời vua Lê Đại Hành
(năm 980 - 1005), núi được đổi tên thành “Băng sơn”.
Tiếp
đến đời Trần (vào thế kỷ XIII), một danh nhân là Trương Hán Siêu có công trong
việc phát hiện và khai thác vẻ đẹp ở đây, thấy cảnh núi có hình dáng giống như
một con chim trả màu xanh biếc đang nghiêng mình tắm ở cửa biển. Ông bèn đặt
“Dục Thúy Sơn”, với nghĩa là chim trả tắm mình ở cửa biển (dục: tắm, thúy: chim
trả).
Cho tới
thời Nguyễn, vua Gia Long lấy Thuận Hóa (Huế) làm kinh đô, đổi đất Hoa Lư thành
“Thanh Hoa ngoại trấn”, núi cũng được gọi là “Thanh Hoa ngoại trấn sơn”. Đến
thời Minh Mạng (1821) lại đổi thành “Hộ Thành sơn” (Núi Hộ Thành).
Dù mang nhiều tên gọi
khác nhau, nhưng Núi Non Nước và Dục Thuý Sơn đã trở nên quen thuộc,
gắn bó với
người dân thành phố Ninh Bình
4.2 Núi Non Nước gắn liền
với sự kiện lịch sử
Ngoài
ra, nhờ sở hữu địa thế trọng yếu, án ngữ ở ngã ba sông Đáy và sông Vân, Quốc lộ
10, cùng nhiều đường giao thông huyết mạch, nên Núi Non Nước vô tình trở thành
nơi ghi dấu sự kiện quan trọng trong lịch sử qua các giai đoạn của nước ta.
Trong
thời kỳ nhà nước Đại Cồ Việt, Núi Non Nước chính là trạm tiền tiêu của kinh
thành Hoa Lư. Sau đó, nơi đây lại chứng kiến cuộc chuyển giao quyền lực từ
triều đại nhà Đinh sang nhà Tiền Lê trong lịch sử nước ta. Ở bến Vân Sàng nằm
dưới chân núi, hoàng hậu Dương Vân Nga đã trao Long Bào cho tướng quân Lê Hoàn,
và chờ đợi ngày tướng quân Lê Hoàn đánh đuổi giặc xâm lược nhà Tống lần thứ
nhất trở về, mở ra chiến thắng vang dội trong lịch sử dân tộc.
Cầu Non Nước Cũ
Còn
trong các cuộc kháng chiến chống đế quốc thực dân, Núi Non Nước là nơi để tập
hợp tinh thần yêu nước, đấu tranh của nhân dân chống lại giặc ngoại xâm. Cụ thể,
năm 1929, chiến sĩ cách mạng trẻ tuổi Lương Văn Tụy (1914 -1932) đã anh dũng
xung phong vượt bom đạn để cắm ngọn cờ búa liềm trên Núi Non Nước. Sau đó, anh
đã bị thực dân Pháp bắt giam và hy sinh vào năm 1932.
Tượng đài anh hùng Lương
Văn Tụy được đặt trên đỉnh Núi Non Nước
Núi Non
Nước, vẫn còn rất nhiều lô cốt kiên cố được Pháp xây dựng nhằm kiểm soát tuyến
giao thông đường bộ và đường thủy Bắc-Nam
4.3 Những bài thơ “thách
thức” thời gian trên núi đá
Có lẽ
bạn chưa biết, nhưng Núi Non Nước từng được ví là “cảnh tiên nơi cõi tục”, và
nhiều danh nhân chọn làm nguồn cảm hứng để sáng tác thi ca. Thật sự, ít ngọn
núi nào lại có hơn 40 bài thơ được tạc vào vách núi và hàng trăm bài vịnh cảnh
của nhiều danh nhân qua các triều đại, nào là Trần Anh Tông, Phạm Sư Mạnh, Trương
Hán Siêu, Nguyễn Trãi, Lê Thánh Tông, Cao Bá Quát, Nguyễn khuyến… Trải qua biết
bao nhiêu năm tháng và thời tiết khắc nghiệt, ấy vậy mà những tác phẩm để đời
đó vẫn còn nguyên vẹn đến ngày hôm nay.
Núi Non Nước trở thành
nơi tuyển thơ có 1-0-2 trong thiên hạ khi lưu giữ những áng văn trong gần 7 thế
kỷ
Những chữ Hán gần như vẫn
còn nguyên vẹn, bất chấp nắng mưa, năm tháng
Bên cạnh những chữ Hán,
nhiều bài thơ bằng chữ Quốc Ngữ cũng được khắc ở đây
4.4 Những địa điểm nổi
bật gần Núi Non Nước mà du khách không nên bỏ qua
Sau khi
khám phá xong Núi Non Nước, Du khác có thể tham quan các điểm du lịch gần đây,
nào là Lầu đón gió, Chùa Non Nước, Đền thờ Trương Hán Siêu. Tất cả
tạo nên một khu văn hóa du lịch tâm linh đền - chùa - tượng đài - khung cảnh
sông núi đẹp mê hồn giữa thành phố Ninh Bình.
Nghênh Phong Các (Lầu đón
gió) Được xây dựng vào thế kỉ XIV và có vị trí nằm ở giữa đỉnh núi Non Nước.
Lầu đón gió còn là nơi dành cho Trương Hán Siêu cùng với những tao nhân và các
vị văn sĩ ngồi tọa đàm ngâm thơ.
Đền thờ Trương Hán Siêu
nằm ngay dưới chân Núi Non Nước
Chùa Non Nước Dưới chân núi
5. Vài kinh nghiệm cần nắm
vững khi đến tham quan Núi Non Nước
- Khi
tham quan Núi Non Nước, du khách cần phải mua vé để vào. Giá vé là 5.000VNĐ/
người.
- Tham
quan đền thờ Trương Hán Siêu, Lầu đón gió và chúa Non Nước là hoàn toàn miễn
phí.
- Do
những địa điểm du lịch gần Núi Non Nước đều là nơi thờ cúng, nên rất uy nghiêm.
Chính vì thế, du khách nên chọn những trang phục kín đáo, lịch sự, đi nhẹ nhàng
và tránh trêu đùa.
- Bạn
không nên đi giày cao gót vì cần phải leo khoảng 72 bậc thang để tới được đỉnh Núi
Non Nước.
- Du
khách nên mang theo nước uống hay một chút thực phẩm để “nạp” năng lượng khi
leo núi.
- Bạn
có thể tham quan Núi Non Nước vào buổi sáng sớm, vì nắng lúc này còn nhẹ, tránh
mất sức khi phải leo bộ.
Với
những giá trị văn hóa, lịch sử, cùng khung cảnh nhìn đâu cũng thấy được cái nét
thơ mộng, quyến rũ, Núi Non Nước hứa hẹn sẽ mang đến nhiều trải nghiệm lý thú
cho chuyến hành trình đi tới Ninh Bình./.
BBT Trang thông tin điện
tử thành phố Ninh Bình