image banner
Thành phố xây dựng kế hoạch chuyển đổi số trong năm 2024.
Với mục tiêu: Tiếp tục đầu tư, nâng cấp, từng bước hoàn thiện cơ sở hạ tầng, các hệ thống thông tin, nền tảng số, đảm bảo các điều kiện ở mức cơ bản phục vụ công tác chuyển đổi số tại các phòng, ban, đơn vị, UBND các xã, phường trên địa bàn, nhằm hoàn thành thắng lợi các mục tiêu, yêu cầu, nhiệm vụ Nghị quyết số 01 của Ban Chấp hành Đảng bộ tỉnh Ninh Bình về xây dựng Chính quyền điện tử, Chuyển đổi số đến năm 2025, định hướng đến năm 2030 ( Trong đó, trọng tâm là thực hiện đồng bộ các nhiệm vụ, giải pháp đáp ứng cho xây dựng chính quyền số, phát triển kinh tế số, hướng đến xã hội số), đồng thời cải thiện mạnh mẽ các Chỉ số chuyển đổi số (DTI) của thành phố, phấn đấu đưa thành phố Ninh Bình nằm trong số huyện, thành phố có chỉ số DTI cao trong toàn tỉnh….. UBND Thành phố đã xây dựng kế hoạch chuyển đổi số trong năm 2024.

Theo như kế hoạch, việc triển khai phải đảm bảo công tác an toàn, an ninh thông tin trên không gian mạng, gắn kết chặt chẽ, đồng bộ với các nhiệm vụ của Đề án 06, xây dựng đô thị thông minh, nông thôn mới và cải cách hành chính để nâng cao chất lượng, hiệu lực, hiệu quả công tác quản lý nhà nước và cung cấp dịch vụ công của chính quyền các cấp. Phấn đấu cuối năm 2024: 100% đài truyền thanh, trang thông tin điện tử của thành phố và UBND các xã, phường thường xuyên cập nhật chuyên trang, chuyên mục tuyên truyền, phổ biến về chuyển đổi số, Đề án 06; UBND thành phố và UBND các xã, phường xây dựng kế hoạch và tổ chức triển khai các hoạt động thiết thực hưởng ứng ngày chuyển đổi số quốc gia trong phạm vi quản lý. 100% các vùng lõm sóng trên địa bàn được rà soát, xóa và bảo đảm tốc độ mạng viễn thông di động tối thiểu 40Mbps; 100% cán bộ, công chức tại các cơ quan nhà nước trên địa bàn thành phố Ninh Bình được trang bị máy vi tính và các thiết bị phụ trợ cần thiết khác để đáp ứng thực hiện công việc trên môi trường mạng; Tối thiểu 80% các cơ quan nhà nước có mạng nội bộ (LAN) đáp ứng tiêu chuẩn kỹ thuật, đảm bảo an toàn thông tin và sẵn sàng đáp ứng cho chuyển đổi sang dải địa chỉ IPv6. Tối thiểu 60% dữ liệu quản lý của thành phố Ninh Bình được số hóa, chuẩn hóa; từng bước lưu trữ tập trung tại Trung tâm Dữ liệu của tỉnh và đưa vào khai thác sử dụng; 100% thông tin, thành phần hồ sơ của tổ chức, cá nhân thực hiện giải quyết thủ tục hành chính tại các cơ quan nhà nước được số hóa và lưu trữ vào Kho dữ liệu điện tử của tổ chức, cá nhân để tái sử dụng; Tối thiểu 30% các nền tảng số của quốc gia do Bộ Thông tin và Truyền thông công bố được nghiên cứu, xem xét sự phù hợp với tình hình thực tiễn của thành phố để giới thiệu, hỗ trợ triển khai và ứng dụng cho các cơ quan, đơn vị, doanh nghiệp trên địa bàn thành phố; Tối thiểu 50% hoạt động chỉ đạo, điều hành và quản trị nội bộ của các phòng, ban, đơn vị, UBND các xã, phường được thực hiện trên nền tảng quản trị tổng thể, thống nhất với các Hệ thống thông tin quốc gia.100% cán bộ, công chức, viên chức được tập huấn, bồi dưỡng, phổ cập kỹ năng số cơ bản; 50% cán bộ, công chức, viên chức được tập huấn, bồi dưỡng kỹ năng phân tích, khai thác dữ liệu và công nghệ số; 100% thành viên Đội ứng cứu sự cố an toàn thông tin mạng của thành phố; cán bộ phụ trách chuyển đổi số của các phòng, ban, đơn vị, UBND các xã, phường được tập huấn, tham gia diễn tập tình huống, diễn tập thực chiến đảm bảo an toàn thông tin mạng.
Riêng về đảm bảo an toàn thông tin mạng: 100% máy tính cá nhân, thiết bị đầu cuối CNTT; mạng nội bộ (LAN) của các phòng, ban, đơn vị, UBND các xã, phường được triển khai các giải pháp bảo vệ; kết nối, giám sát đảm bảo an toàn thông tin mạng; 100% hệ thống thông tin, phần mềm tại các phòng, ban, đơn vị, UBND các xã, phường được xây dựng, phê duyệt hồ sơ cấp độ an toàn thông tin; 100% hệ thống thông tin được triển khai phương án đảm bảo cấp độ an toàn hệ thống thông tin; 100% các cơ quan đảng, nhà nước sử dụng đường truyền số liệu chuyên dùng để kết nối các hệ thống thông tin trong phạm vi quản lý để đảm bảo an toàn thông tin, dữ liệu.Tối thiểu 50% các trang thông tin điện tử của thành phố và các xã, phường được đánh giá và gán nhãn tín nhiệm mạng.  
Về chính Quyền số: 100% văn bản (trừ văn bản mật theo quy định) trao đổi giữa các cơ quan nhà nước được thực hiện dưới dạng điện tử, được ký số theo quy định; 100% hồ sơ công việc tại các phòng, ban, đơn vị, UBND các xã, phường được quản lý, xử lý và luân chuyển hoàn toàn trên môi trường mạng (trừ hồ sơ công việc thuộc phạm vi bí mật nhà nước); 100% chế độ báo cáo, chỉ tiêu tổng hợp định kỳ và báo cáo thống kê về kinh tế - xã hội phuc vu sự chỉ đạo, điều hành của cấp ủy, chính quyền các cấp được thực hiện trực tuyến và liên thông với hệ thống thông tin báo cáo quốc gia; 100% dịch vu công trực tuyến được thiết kế, thiết kế lại nhằm tối ưu hóa trải nghiệm người dùng, khi sử dung được điền sẵn dữ liệu mà người dùng đã cung cấp trước đó theo thỏa thuận, phù hợp với tiêu chuẩn chất lượng dịch vụ; 100% người dân và doanh nghiệp sử dung dịch vụ công trực tuyến được định danh và xác thực thông suốt, hợp nhất trên tất cả các hệ thống của các cấp chính quyền từ trung ương đến địa phương; 100% dịch vụ công trực tuyến có đủ điều kiện theo quy định được công bố áp dụng dưới hình thức dịch vụ công trực tuyến toàn trình; 100% dịch vụ công trực tuyến có đủ điều kiện được tích hợp trên Cổng dịch vụ công quốc gia; Tỷ lệ hồ sơ thủ tục hành chính tiếp nhận và giải quyết trực tuyến đạt tối thiểu 70% trên tổng số hồ sơ giải quyết thủ tục hành chính của tỉnh; Tối thiểu 95% người dân, doanh nghiệp hài lòng về việc giải quyết thủ tục hành chính của các phòng, ban, đơn vị, UBND các xã, phường. Tối thiểu 50% hoạt động kiểm tra của các cơ quan quản lý nhà nước được thực hiện thông qua môi trường số và hệ thống thông tin của cơ quan quản lý. 100% xã, phường, thị trấn thực hiện chuyển đổi số theo Mô hình chuyển đổi số cấp xã, phiên bản 1.0 (bao gồm cả các đơn vị thí điểm năm 2021 và thực hiện năm 2022, 2023).
Về kinh tế số: Tối thiểu 40% doanh nghiệp vừa và nhỏ được tiếp cận, sử dụng các nền tảng số; tối thiểu 60% doanh nghiệp ứng dụng chuyển đổi số trong hoạt động quản lý, sản xuất, kinh doanh.Tối thiểu 80% doanh nghiệp sử dụng hợp đồng điện tử; tối thiểu 90% doanh nghiệp thực hiện giao dịch điện tử trong các hoạt động về tài chính.
Đối với xã hội số: 100% người dân có đủ điều kiện được cấp tài khoản định danh điện tử. 100% người dân có tài khoản định danh điện tử được cấp tài khoản để sử dung dịch vụ công trực tuyến; Tối thiểu 30% người dân trưởng thành có chữ ký số cá nhân; Tối thiểu 80% người dân trưởng thành có điện thoại thông minh; Tối thiểu 60% người dân có hồ sơ sức khỏe điện tử; 100% người dân từ 15 tuổi trở lên có tài khoản giao dịch thanh toán tại ngân hàng hoặc tổ chức được phép khác;  Tối thiểu 50% người dân kết nối mạng được bảo vệ ở mức cơ bản; Tối thiểu 50% người dân được tuyên truyền, phổ biến, tập huấn để nắm bắt về kỹ năng số cơ bản; Tối thiểu 50% cơ sở giáo dục từ tiểu học đến trung học cơ sở hoàn thiện được mô hình quản trị số, hoạt động số, chuẩn hóa dữ liệu số, kho học liệu số mở./.

Lê Thúy

 
  • Từ khóa :
BẢN ĐỒ TP NINH BINH




Đăng nhập
Thống kê truy cập
  • Đang online: 1
  • Hôm nay: 1
  • Trong tuần: 1
  • Tất cả: 1