Công điện số 05 ngày 10/9/2024 của UBND thành phố Ninh Bình về tập trung ứng phó khẩn cấp với mưa lũ.
Lũ trên sông Đáy, Ninh Bình Ảnh (ST)
Công điện nêu
rõ: Theo báo cáo của Đài Khí tượng thủy văn tỉnh Ninh Bình, hiện nay lũ trên sông Hoàng Long tại Bên Đê, sông Đáy
tại Ninh Bình đang lên. Mực nước lúc 07h ngày
10/9/2024 tại Bến Đế là 3,60m (trên mức BĐ2: 0,10,), sông Đáy tại Ninh Bình 2,98m (dưới BĐ2: 0,02m). Dự báo trong 12-24 giờ tới: mực nước trên sông Hoàng Long tại
Bến Đế đang lên, đỉnh lũ có khả năng lên mức
4,30-4,50m, (trên BĐ3 từ: 0,30-0,50m); trên Sông
Đáy tại Ninh Bình lên mức 3,80-4,00m (trên BĐ3 từ: 0,10-0,30m). Trên Sông Đáy tại Ninh Bình mực nước tiếp tục lên, khả năng đạt
đỉnh thứ 2 vào trưa chiều nay (10/9/2024), ở mức
BĐ3 (BĐ3: 3,50m). Cảnh báo nguy cơ ngập lụt, khả
năng xảy ra các thiên tai khác đi kèm: mực nước
sông lên cao kết hợp với mưa lớn cục bộ, nguy cơ cao xảy ra ngập lụt vùng bãi ven sông, vùng trũng thấp trên địa bàn thành phố
Ninh Bình;
Thực hiện Công điện số 23/CĐ-UBND ngày 10/9/2024 của
UBND tỉnh Ninh Bình về tập trung ứng phó với mưa
lũ. Để chủ động ứng phó với mưa lũ, hạn chế thiệt
hại, bảo vệ an toàn tính mạng và tài sản của nhân dân; UBND thành phố yêu cầu các thành viên BCH PCTT và TKCN thành phố, UBND các xã, phường:Thường xuyên
theo dõi, cập nhật tình hình mưa lũ, thông tin kịp thời đến các cấp chính quyền, tổ chức và người dân để chủ động các
biện pháp phòng tránh. Nghiêm cấm tàu thuyền neo
đậu vào mái đê, kè mái đê, cột điện trên bãi
sông gây ảnh hưởng đến an toàn đê và lưới điện. Nghiêm cấm xe có tải trọng lớn chạy trên đê. Tập trung lãnh đạo, chỉ đạo, tổ chức
kiểm tra, đôn đốc, triển khai thực hiện quyết liệt,
kịp thời, hiệu quả công tác phòng ngừa, ứng phó với mưa lũ với tinh thần phải chủ động phòng ngừa, ứng phó ở mức cao nhất để
bảo đảm an toàn tính mạng, hạn chế thấp nhất thiệt
hại về tài sản của Nhân dân và Nhà nước. Rà
soát, tổ chức di dân ra khỏi vùng thấp trũng và vùng có nguy cơ sạt lở đất đến nơi tránh trú an toàn. Tăng cường theo dõi diễn biến
mưa lũ, tổ chức lực lượng tuần tra canh gác, bảo
vệ an toàn đê điều, hồ đập. Kịp thời chỉ đạo, triển khai công tác ứng phó theo phương châm “bốn tại chỗ” theo nhiệm
vụ, thẩm quyền được giao, không để bị động, bất
ngờ. Chủ động bố trí lực lượng, phương tiện tại
khu vực trọng điểm xung yêu để sẵn sàng triển khai xử lý kịp thời các tình huống phát sinh khi có lũ. Tổ chức kiểm tra, rà soát và
triển khai trên thực tế các phương án hộ đê, bảo
vệ trọng điểm xung yếu, các vị trí đê, kè đã bị xảy ra sự cố nhưng chưa được
xử lý, khắc phục. Phối hợp với Chi nhánh Khai thác công
trình thủy lợi Hoa Lư khẩn trương triển khai
ngay phương án chống úng, tiêu kiệt nước đệm đảm bảo an toàn cho lúa mùa, thủy sản. Kiểm
tra, khơi thông hệ thống thoát nước trong khu đô thị, khu dân cư và vùng sản xuất nông nghiệp, đặc biệt là các công trình đang
thi công ảnh hưởng đến tiêu thoát nước; sẵn sàng
phương án tiêu úng, bảo vệ sản xuất nông nghiệp,
khu vực trũng thấp, khu đô thị và khu công nghiệp.
Phòng Kinh tế: Phối hợp với Hạt quản lý đê Hoàng Long - Hoa Lư: Tăng cường
công tác kiểm tra đê
điều theo đúng quy định tại Luật Đê điều. Bố trí sẵn sàng lực lượng, vật tư, phương tiện, máy móc, thiêt bị để hộ đê, kịp
thời xử lý các sự cố xảy ra ngay từ giờ đầu, đảm
bảo an toàn cho các tuyên đê. Phối hợp với Trung tâm Dịch vụ nông nghiệp: Hướng
dẫn các địa phương triển khai các biện pháp đảm
bảo an toàn cho lúa và hoa màu theo hướng dẫn của
Sở Nông nghiệp và PTNT. Hướng dẫn các cơ sở nuôi trồng thủy sản đến kỳ thu hoạch triển khai thu hoạch hoặc thu tỉa tại
các khu vực chịu ảnh hưởng của mưa, bão; khẩn
trương gia cố lồng bè nuôi trồng thủy sản, đảm bảo an toàn cho người và tài sản người dân. Tổ chức trực ban theo
dõi chặt chẽ tình hình, diễn biến cơn bão; chủ động
chỉ đạo, đôn đốc các địa phương triển khai công tác ứng phó phù hợp với diễn biến thiên tai thực tế, kịp thời báo cáo, đề xuất UBND
thành phố, Ban chỉ huy PCTT và TKCN thành phố chỉ
đạo.
Ban Chỉ huy Quân sự thành phố, Công an thành
phố: phối hợp với UBND các xã, phường rà soát phương án huy
động lực lượng, phương tiện đảm bảo sẵn sàng ứng
phó cứu hộ, cứu nạn và khắc phục hậu quả khi có các tình huống thiên tai đột xuất khi có yêu cầu.
Trung tâm Y tế: chủ trì, phối
hợp phòng Y tế chuẩn bị lực lượng, phương tiện và trang thiết bị y tế, vật tư, thuốc sẵn sàng
tham gia cấp cứu, vận chuyển, điều trị người bị
nạn. Cử cán bộ, nhân viên chuyên môn trực tại hiện
trường xảy ra sự cố để đảm bảo công tác sơ cứu,
cấp cứu kịp thời cho các nạn nhân và lực lượng tham gia ứng phó khi mưa, lũ…xảy ra. Phối hợp với UBND các xã, phường
xử lý các vấn đề liên quan đến vệ sinh môi trường,
nguồn nước sinh hoạt, phòng chống dịch bệnh, vệ sinh an toàn thực phẩm...do mưa, lũ gây ra.
Phòng Giáo dục và Đào tạo: có
phương án đảm bảo an toàn cho giáo viên, học
sinh, sinh viên và an toàn trường, lớp học khi có mưa lũ.
Phòng Quản lý đô thị: phối hợp với
UBND các xã, phường bố trí lực lượng hướng dẫn, hỗ trợ đảm bảo an toàn giao thông qua các
khu vực có nguy cơ xảy ra sạt lở, khu vực ngập
sâu, nước chảy xiêt; kiên quyết không cho người và
phương tiện qua lại nơi không đảm bảo an toàn. Chủ trì, phối hợp với UBND
các xã phường rà soát điểm ngập lụt tham mưu phương án
giải quyết.
Phòng Văn hóa và Thông tin, Trung tâm Văn hóa
- Thể thao và truyền thanh: Tuyên truyền trên đài truyền thanh thành phố và các phường
xã thường xuyên
cập nhật các thông tin chính xác, kịp thời tình huống thiên tai khi xảy ra tới
người dân trên địa bàn tăng thời lượng đưa tin về mưa,
lũ để nhân dân biết và chủ động ứng phó. Phối hợp với các đơn vị liên quan đảm bảo thông tin thông suốt,
phục vụ công tác chỉ đạo, điều hành các hoạt động
ứng phó, khắc phục, tìm kiếm cứu nạn. Phối hợp với các đơn vị liên quan đảm bảo
an toàn cho phương tiện, du khách và dân cư ở
các khu, điểm du lịch.
Điện lực thành phố Ninh Bình: có phương án
đảm bảo đủ điện phục vụ
cho sinh hoạt, sản xuất của người dân và công tác bơm tiêu úng và công tác
phòng, chống lụt của các đơn vị trên địa bàn.
Ban Quản lý dự án đầu tư xây dựng thành phố: Yêu cầu các
đơn vị thi công có biện
pháp đảm bảo an toàn đối với các công trình đang thi công. Riêng một số tuyên đường đã trồng cây (đường Nguyễn Huệ, đường
Tôn Đức Thắng,...) yêu cầu đơn vị thi công có biện
pháp đảm bảo an toàn hệ thống cây xanh trên
tuyên đường trên.
Công ty Cổ phần Môi trường và Dịch vụ đô thị
Ninh Bình: khẩn trương huy động máy móc, nhân lực tiêu kiệt
nước đệm trong ruộng và các kênh, ngòi; chủ động
thực hiện phương án đảm bảo an toàn, vận hành công trình thủy lợi tiêu nước phục vụ chống úng, ngập.
Chi nhánh khai thác công trình thủy lợi Hoa
Lư: Căn cứ chức năng nhiệm vụ chủ động phối hợp với UBND xã, phường và các đơn vị
liên quan tổ chức vận hành các trạm bơm, công
trình thủy lợi được giao quản lý theo quy định,
kịp thời xử lý sự cố trong mùa mưa, lũ; giải tỏa, tháo dỡ vật cản, chướng
ngại vật.
Các thành
viên Ban Chỉ huy PCTT và TKCN thành phố khẩn trương xuống địa bàn được phân công, kiểm tra
đôn đốc, thường xuyên phản ánh tình hình của cơ
sở về Ban Chỉ huy PCTT và TKCN thành phố để chỉ đạo, điều hành.
Các phòng,
ban, đơn vị theo chức năng nhiệm vụ được giao phối hợp với các địa phương triển khai công tác ứng
phó với mưa lũ theo quy định. Tổ chức trực ban
nghiêm túc, theo dõi thường xuyên báo cáo tình hình về Ban Chỉ huy PCTT và TKCN thành phố.
Lê Thúy