Trên cơ sở kết quả thực hiện thí điểm chuyển đổi
số tại xã Ninh Tiến năm 2021 và khung chỉ tiêu chuyển đổi số cấp xã do UBND tỉnh
triển khai, Ủy ban nhân dân thành phố Ninh Bình đã triển khai nhiều giải pháp để
phấn đấu trong năm 2022 sẽ chuyển đổi số
tại 100% xã, phường trên địa bàn, nhằm nâng cao năng lực, hiệu lực, hiệu quả
công tác quản lý, chỉ đạo điều hành; tăng cường tương tác giữa người dân, doanh
nghiệp với Chính quyền; hỗ trợ cho người dân, doanh nghiệp được tiếp cận và sử
dụng các ứng dụng, dịch vụ tiện ích, thuận lợi nhất nhằm nâng cao đời sống vật
chất, tinh thần cho người dân, góp phần đảm bảo công tác an sinh xã hội, an
toàn, an ninh trật tự và thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội cho địa phương.
Với mục tiêu: hoàn thành
chuyển đổi số ở mức cơ bản cho 100%
các xã, phường về chính quyền số; 50% số xã, phường về kinh tế số, xã hội số. Ngay từ đầu năm, thành phố đã đầu tư kinh phí trang bị máy tính, thiết bị phụ trợ cần thiết tối thiểu và đảm bảo cấu
hình, tốc độ để ứng dụng, hoạt động trong công việc.
Bên cạnh đó, thành phố cũng quan tâm đến phát triển kinh tế số, tại phường: Đông Thành, Vân Giang, Phúc Thành, Thanh Bình, Ninh Khánh, Nam Bình,
xã Ninh Tiến, với 100% các hộ gia đình, cơ quan, tổ chức trên địa bàn
xã được gắn mã địa chỉ trên nền tảng bản đồ số Vpostcode. 100% các hộ sản
xuất nông nghiệp được tập huấn, hướng
dẫn đăng ký, sẵn sàng sử dụng
sàn thương mại điện tử postmart.vn và voso.vn; lựa chọn xây dựng ít nhất 02 sản phẩm đặc trưng, sản phẩm OCOP từ các sản phẩm nông nghiệp, phi nông nghiêp,̣ dịch vụ có lợi thế của xã để quảng
bá qua mạng internet. 30% người dân có tài khoản thanh
toán điện tử; 50% người dân được tuyên truyền,
tiếp cận với các dịch vụ của chính quyền số, đô thị thông minh.
Ngoài ra, thành phố còn triển khai thực hiện phát triển xã hội số tại phường: Đông Thành, Vân
Giang, Phúc Thành, Thanh Bình, Ninh Khánh, Nam Bình, xã Ninh Tiến, với 100% các trường
trên địa bàn xã từ cấp tiểu học trở lên triển khai các nền tảng số phục vụ công tác quản lý, dạy và học phù hợp với
điều kiện thực tế của địa phương.Có
ít nhất 50% người dân trên địa bàn xã được tiếp cận và sử dụng các nền tảng, dịch vụ tư vấn, chăm sóc
sức khoẻ từ xa trong cộng đồng.
Đảm bảo an toàn thông tin mạng tại 14/14 xã, phường với 100% máy
tính được cài đặt, sử dụng phần mềm bản quyền diệt virus để đảm bảo an toàn
thông tin mạng; có thiết bị đảm bảo an toàn thông tin bảo vệ hệ thống mạng LAN
của xã, phường.100% các hệ thống thông tin dùng chung của tỉnh
tại xã được đấu nối, duy trì sử dụng đường truyền số liệu chuyên dùng.
Đặc biệt, thành phố còn quan tâm đến công tác đào tạo, tập huấn, tuyên truyền
tại 14/14 xã,
phường với 100% cán bộ, công chức tại xã được đào tạo, tập huấn
nâng cao kiến thức kỹ năng số cơ bản; sử dụng thành thạo các nền tảng số, hệ
thống thông tin, phần mềm đang ứng dụng tại xã,
phường, và 60% người
dân trên địa bàn xã được thông tin, tuyên truyền, nắm bắt được về chuyển đổi
số; hưởng ứng, đồng thuận với các hoạt động chuyển đổi số tại xã, phường.
Với nhiều giải pháp đồng bộ, hiệu quả: hiện
nay, Tại bộ phận một cửa của 14 phường xã: 100% thủ tục
hành chính được chuẩn hóa quy trình nội bộ; được xây dựng, cập nhật, cấu
hình quy trình điện tử giải quyết thủ tục hành chính trên hệ thống Một cửa
điện tử của xã, phường. 100% hồ sơ giải quyết thủ tục hành chính của người dân, doanh nghiệp
nộp trực tiếp được tiếp nhận, xử lý tại quầy,
đồng thời100% hồ sơ tiếp nhận giải quyết
thủ tục hành chính được cập nhật đầy
đủ thông tin; số hóa/ký số đầy đủ thành phần hồ sơ, bản kết quả giải quyết thủ
tục hành chính trên hệ thống Một cửa điện tử của xã, phường…v…v…
Lê Thúy