Điều kiện tự nhiên
1. Vị trí và tính chất của thành phố Ninh Bình trong
mối quan hệ vùng
1.1. Vị trí của thành phố Ninh Bình
Thành phố Ninh Bình nằm ở phía Đông Bắc
tỉnh Ninh Bình, có tọa độ địa lý từ 20016’ đến 20040’ vĩ
độ Bắc, từ 106014’ đến 106030’ kinh độ Đông;
Thành phố Ninh Bình cách thủ đô Hà Nội
90km theo Quốc lộ 1A về phía Bắc, cách thành phố Nam Định 28km, tỉnh Quảng Ninh
110 km theo Quốc lộ 10 về phía Đông Bắc, cách thành phố Thanh Hóa 50 km về phía
Nam;
|
Ảnh:
Bản đồ địa giới hành chính thành phố Ninh Bình
|
Thành phố có tổng diện tích đất tự nhiên
là 4.671,67ha (46,72 km2). Có
địa giới hành chính:
- Phía Bắc và Tây Bắc giáp xã Ninh Khang,
Ninh Mỹ thuộc huyện Hoa Lư, tỉnh Ninh Bình;
- Phía Đông Bắc giáp huyện Ý Yên, tỉnh Nam
Định;
- Phía Đông Nam giáp xã Khánh Phú, Khánh
Hòa huyện Yên Khánh, tỉnh Ninh Bình;
- Phía Tây, Tây Nam và Tây Bắc giáp các
xã: Ninh An, Ninh Xuân, Ninh Thắng, Ninh Vân thuộc huyện Hoa Lư, tỉnh Ninh
Bình.
Thành
phố Ninh Bình gồm 14 đơn vị hành chính, bao gồm 11 phường nội thành và 3 xã
ngoại thành, trong đó:
+ Khu vực nội thành gồm 11 phường: Vân
Giang, Thanh Bình, Phúc Thành, Đông Thành, Tân Thành, Nam Bình, Bích Đào, Nam
Thành, Ninh Phong, Ninh Khánh, Ninh Sơn.
+ Khu vực ngoại thành gồm 3 xã: Ninh Nhất,
Ninh Tiến, Ninh Phúc.
Thành phố có vị trí thuận lợi trong mối
quan hệ, giao lưu với các đô thị trong vùng Đồng bằng sông Hồng; Đặc biệt là
thành phố nằm trên trục kinh tế Bắc Nam và trục kinh tế Bắc Trung bộ với vùng
Đông Bắc và Tây Bắc giàu tài nguyên; Các điều kiện tự nhiên của thành phố Ninh
Bình khá thuận lợi để phát triển kinh tế - xã hội trước mắt cũng như lâu dài.
1.2. Tính chất của thành phố Ninh Bình
Tính chất của thành phố Ninh Bình đã được
xác định:
- Là trung tâm chính trị - hành chính, kinh tế, văn hóa, lịch sử du lịch của tỉnh.
- Là trung tâm văn hóa, lịch sử, du lịch cấp quốc gia, có ý nghĩa quốc
tế;
- Là đô thị đầu mối giao thông, cửa ngõ phía Nam vùng Duyên hải Bắc Bộ;
- Có vị trí quan trọng về an ninh, quốc
phòng.
1.3. Thành phố Ninh Bình trong mối quan hệ Vùng
- Thành phố Ninh Bình nằm trong vùng kinh
tế Đồng bằng sông Hồng, vùng Duyên hải Bắc Bộ. Thành phố còn được ảnh hưởng từ
kinh tế vùng thủ đô Hà Nội, vùng kinh tế Bắc Trung Bộ trong sự phân công hợp
tác cùng phát triển. Thành phố là trung tâm tỉnh lỵ của tỉnh Ninh Bình, là một
trong những tỉnh phát triển về công nghiệp, thương mại - du lịch.
- Thành phố Ninh Bình có vị trí quan trọng
trong vùng Nam đồng bằng Bắc bộ, cửa ngõ của Thủ đô Hà Nội, các huyện xung
quang thành phố Ninh Bình có nhiều danh lam, thắng cảnh, di tích lịch sử nổi
tiếng, hấp dẫn khách du lịch, vì vậy thành phố Ninh Bình có tác dụng hỗ trợ
phát triển dịch vụ du lịch cho Thủ đô Hà Nội và các tỉnh xung quanh như Hòa
Bình, Hà Nam, Thanh Hóa, v.v... Thành phố là đầu mối giao thông quan trọng cấp
Quốc gia và vùng; Có trục đường chiến lược Quốc lộ 1A, Quốc lộ 10, sông Đáy với
cụm cảng Ninh Phúc, đường sắt Bắc – Nam chạy qua, giao lưu tiếp giáp với các
tỉnh, thành phố: Thanh Hóa, Hà Nam, Nam Định, Thái Bình, Hà Nội, Hải Phòng,
Quảng Ninh.
Với điều kiện thuận lợi về giao thông,
nhiều tiềm năng du lịch, lại nằm trong khu vực tăng trưởng trọng điểm bao gồm 9
tỉnh phía Bắc, thành phố Ninh Bình sẽ đáp ứng nhu cầu dịch vụ lễ hội, du lịch
tâm linh – văn hóa – sinh thái cho các tỉnh phía Bắc và thủ đô Hà Nội, đồng
thời thực hiện được việc trao đổi hàng hóa, công nghệ, sản phẩm làng nghề
truyền thống, nông sản với các tỉnh lân cận.
+ Tiềm năng thuận lợi, khó khăn
- Sự hình thành tuyến đường cao tốc Ninh
Bình - Hải Phòng - Quảng Ninh và tuyến Ninh Bình - Pháp Vân (Hà
Nội) sẽ tạo điều kiện thuận lợi cho thành phố
phát triển. Ngoài ra, các tuyến hành lang kinh tế - kỹ thuật - đô thị cấp Quốc
gia đi qua Thành phố như Quốc lộ 1A, Quốc lộ 10 và các tuyến vận tải đường thủy trên sông
Đáy sẽ mở ra cho Ninh Bình những cơ hội phát triển giao lưu kinh tế, khoa học
kỹ thuật và văn hoá xã hội với các trung tâm kinh tế trong vùng Đồng bằng Bắc
Bộ, với cả nước và quốc tế.
- Nhu cầu đô thị hóa trong Tỉnh ngày càng
tăng cao, dự báo toàn Tỉnh đến 2030 tỷ lệ đô thị hóa đạt 46,8%. Trong đó, Thành
phố đang trên đà phát triển và luôn nhận được sự quan tâm, ủng hộ của Tỉnh và
Trung ương từ những chủ trương, chính sách cho đến việc huy động đầu tư, bố trí
nguồn lực nhằm đẩy mạnh xây dựng và phát triển thành phố.
-
Sự cạnh tranh mạnh mẽ của các đô thị trong Vùng và tỉnh, các trung tâm
đô thị trong Vùng khá phát triển, trong khi Ninh Bình là đô thị mới được nâng
cấp lên thành phố (năm 2007), xuất phát điểm kinh tế - xã hội còn thấp so với
vùng Bắc Bộ. Đặc biệt, thành phố chịu ảnh hưởng từ sức hút mạnh mẽ của các
thành phố Hà Nội, Hải Phòng, Nam Định, nên sức hút của đô thị sẽ giảm nếu Thành
phố không tạo ra được cơ sở hạ tầng và dịch vụ thật sự hấp dẫn và thuận lợi cho
các hoạt động đầu tư.
2. Quy mô đất đai, dân số thành phố Ninh Bình
2.1. Quy
mô đất đai:
Tổng diện tích đất tự nhiên của thành phố là: 46,7167 km2,
trong đó:
+ Khu vực nội thành có tổng diện tích đất tự nhiên là 27,99 km2,
gồm 11 phường: Vân
Giang, Thanh Bình, Phúc Thành, Đông Thành, Tân Thành, Nam Bình, Bích Đào, Nam
Thành, Ninh Phong, Ninh Khánh, Ninh Sơn.
+ Khu vực ngoại thành có tổng diện tích đất tự nhiên là 18,73 km2,
gồm 3 xã: Ninh Nhất, Ninh
Tiến, Ninh Phúc.
2.2. Quy mô dân số
- Dân số thường trú trên địa bàn toàn Thành phố là: 160.166 người (bao gồm
dân số thường trú là 121.271 người và dân số quy đổi là 38.895 người từ: lực
lượng học sinh, sinh viên tại các cơ sở dạy nghề, lượng bệnh nhân từ các vùng
lân cận đến khám chữa bệnh, khách tham dự hội nghị hội thảo, lực lượng công an,
quân đội, lực lượng lao động tại các khu công nghiệp đóng trên địa bàn), trong đó:
+ Dân số khu vực nội
thành (đã bao gồm dân số quy đổi) là: 137.893 người. (Trong đó: Dân số thường trú là: 100.661 người, dân số quy
đổi các lực lượng quân đội, khách du lịch, người ngoài thành phố đến khám chữa
bệnh, lao động đăng ký tạm trú trên địa bàn khu vực nội thành là: 37.232 người).
+ Dân số khu vực ngoại
thành (đã bao gồm dân số quy đổi) là: 22.273 người. (Trong đó: Dân số thường
trú là 20.610 người, dân số quy đổi các lực lượng học sinh, sinh viên tại các
cơ sở dạy nghề, công an, quân đội, khách du lịch, người ngoài thành phố đến
khám chữa bệnh, lao động đăng ký tạm trú là: 1.663 người)